Ngày 12/8/2020, MobiFone Global (thuộc Tổng Công ty MobiFone) đã đưa giải pháp “IoT-PCCC” - kết hợp với ứng dụng số hóa cơ sở dữ liệu của cơ quan quản lý nhà nước giúp cho lực lượng tại cơ sở phát hiện sự cố ngay khi mới phát sinh; nhanh chóng triển khai lực lượng, phương tiện tại chỗ dập tắt đám cháy; kịp thời khoanh vùng, ngăn chặn cháy lớn, góp phần giảm thiểu thiệt hại.
Cụ thể, MobiFone Global phát triển "Hệ thống báo cháy tự động kết nối không dây trên nền tảng di động 4G, 5G" với cơ chế hoạt động khi có dấu hiệu cháy nổ xảy ra, lập tức cảnh báo bằng âm thanh trực tiếp ngay tại điểm giám sát, gửi thông tin cảnh báo tới hệ thống chỉ huy qua kênh truyền mã hóa kết nối mạng 4G, 5G. Đồng thời, hệ thống sẽ gửi SMS, gọi điện trực tiếp đến các số điện thoại được cài đặt ngay tại thời điểm xảy ra cảnh báo. Từ đó, cơ quan phòng cháy chữa cháy (PCCC) nhanh chóng xác định được vị trí của đám cháy trên bản đồ. Hệ thống sẽ chỉ dẫn đường đi, chỉ dẫn tài nguyên chữa cháy, thông báo cho các đơn vị liên quan như trung tâm y tế… để phối hợp thực hiện công tác PCCC hiệu quả nhất.
Hệ thống giải pháp “IoT-PCCC” được các kỹ sư Mobifone Global, cùng các chuyên gia trong lĩnh vực PCCC nghiên cứu và thiết kế với các cấu phần kết nối thông qua giải pháp IoT như trung tâm dữ liệu, hệ thống cảm biến – thu thập dữ liệu, trung tâm chỉ huy. Các thiết bị điều khiển cá nhân đảm bảo luôn tuân thủ tiêu chuẩn an ninh mạng và được sự cấp phép của nhà nước.
Giải pháp được trang bị năng lực phòng ngừa, giám sát an toàn thông tin và chống các cuộc tấn công mạng từ bên ngoài. Việc hợp tác với các giải pháp trên nền tảng của MobiFone sẽ có lợi thế về việc cung cấp toàn trình giải pháp kết nối IoT với vùng phủ rộng khắp trên quy mô quốc gia kết hợp với cùng hệ quản trị cơ sở dữ liệu đóng gói mã hóa tập trung.
Hệ thống sẽ giúp cơ quan PCCC đẩy mạnh hiệu quả trong công tác chỉ huy nghiệp vụ và quản lý dữ liệu. Hệ thống này sẽ chủ động nắm bắt các rủi ro mạng luôn luôn biến hóa và thường xuyên được theo dõi và cập nhật các chính sách bảo mật. Đặc biệt hệ thống đã được kiểm thử đảm bảo các thiết bị vận hành và tương tác với hệ thống trung tâm một cách chuẩn xác, bảo mật và tối ưu, giảm thiểu lỗi kỹ thuật khi triển khai chính thức.
Với mạng kết nối thiết bị IoT do MobiFone cung cấp, một trong các giải pháp bảo mật để không có thiết bị nào có toàn quyền kết nối với môi trường mạng riêng IoT. Mỗi thiết bị sẽ được sử dụng địa chỉ IP bảo mật và không thể nhận diện từ mạng Internet công cộng, nên sẽ ngăn chặn hiệu quả các các hành vi xâm nhập, đảm bảo an toàn thông tin toàn hệ thống.
Dữ liệu được tạo ra từ các thiết bị đầu - cuối như sensor hay camera... Từ đây, dữ liệu đi qua nhiều điểm kết nối đến trung tâm dữ liệu. Tấn công mạng tại bất kỳ điểm nào trên hành trình dữ liệu đều có thể dẫn đến nguy cơ mất an ninh. Do vậy, để đảm bảo bảo mật hệ thống với một nhà cung cấp duy nhất có đủ năng lực quản lý toàn bộ hành trình dữ liệu được nhận thực qua SIM duy nhất, các giao thức bảo mật được chuẩn hóa của mạng di động toàn cầu và cùng sự quản lý dữ liệu tập trung sẽ mang đến độ tin cậy, bảo mật tuyệt đối.
![]() |
MobiFone giới thiệu giải pháp thông minh về phòng chữa cháy |
Hiện tại Việt Nam, hàng năm xảy ra hàng ngàn vụ cháy nổ gây ra thiệt hại lớn về người và của. Phần lớn nguyên nhân dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng từ các đám cháy là do việc phát hiện muộn dẫn tới đám cháy lan rất nhanh, mạnh khiến các lực lượng chức năng tiếp nhận thông tin báo cháy muộn nên việc triển khai chữa cháy, cứu nạn cứu hộ gặp nhiều khó khăn.
Chưa kể đến, ở nhiều nơi, thiết bị phòng cháy chữa cháy đã lạc hậu, tiêu chuẩn về an toàn cháy nổ chưa đạt chuẩn. Các hình thức phòng cháy chữa cháy chủ yếu là tự trang bị, chưa có sự kết nối vào hệ thống quản lý chung. “IoT- PCCC” cũng chính là giải pháp hứa hẹn sẽ mang lại đột phá lớn trong công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ tại Việt Nam.
Phát biểu tại sự kiện này, ông Bùi Sơn Nam, Phó Tổng giám đốc MobiFone cho biết, hiện nay xu hướng phát triển các thiết bị IoT rất mạnh mẽ trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sẽ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới, trong khi đó các dịch vụ viễn thông truyền thống đang đi ngang. Vì vậy, Mobifone Global đã được Tổng công MobiFone định hướng và giao nhiệm vụ trong việc phát triển các sản phẩm IoT để theo kịp xu hướng này, tạo ra các mảng kinh doanh mới, các nguồn doanh thu mới cho MobiFone.
Chỉ trong thời gian ngắn, vừa qua Mobifone Global đã phối hợp Công ty dịch vụ MobiFone khu vực 9 triển khai nhiều sản phẩm trong lĩnh vực IoT như phối hợp triển khai hệ thống đo tự động giúp Vĩnh Long chống nhiễm mặn hay triển khai ứng dụng IoT trong lĩnh vực nông nghiệp và bây giờ là ứng dụng IoT trong phòng cháy, chữa cháy.
“Những sản phẩm, dịch vụ mới này ngoài việc mở ra nguồn thu mới cho MobiFone còn đem lại lợi ích cho xã hội, bằng cách nhanh chóng phát hiện ra các đám cháy giúp giảm thiệt hại cho người dân và nhà nước. MobiFone cũng kỳ vọng với sự hỗ trợ từ Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy sẽ được các khách hàng tín nhiệm”, ông Bùi Sơn Nam nói.
Cũng tại sự kiện này, ông Vũ Phi Long, Tổng giám đốc MobiFone Global cho biết, MobiFone Global sẽ triển khai ngay việc kinh doanh, phân phối các sản phẩm IoT phòng cháy chữa cháy này trên cơ sở kết hợp với gói SIM trên kênh phân phối của MobiFone từ tháng 9/2020.
Thái Khang
Đại diện MobiFone Global cho biết, công ty không đầu tư trực tiếp vào sản xuất nông nghiệp mà hướng đến là đơn vị cung cấp các giải pháp công nghệ ICT ứng dụng cho lĩnh vực nông nghiệp.
" alt=""/>MobiFone hợp tác với Phúc Đại An ra giải pháp thông minh về phòng chữa cháyChỉ thị nêu rõ, trong xu thế chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, công tác chỉ đạo, điều hành, thực hiện quản lý nhà nước của các bộ, ngành, địa phương cũng cần được chuyển đổi sang việc sử dụng dữ liệu số.
Công tác báo cáo do đó cũng cần chuyển dịch từ báo cáo tình hình hoạt động sang tập trung nhiều hơn vào tổng hợp, thu thập số liệu, làm dữ liệu đầu vào cho công tác phân tích, đánh giá, dự báo tình hình phát triển của lĩnh vực quản lý; từ đó đưa ra các quyết định phù hợp, góp phần phục vụ sự phát triển ngành, lĩnh vực.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ TT&TT, công tác báo cáo trong ngành TT&TT thời gian qua vẫn đang được thực hiện chủ yếu theo cách thức truyền thống, với nhiều tồn tại, bất cập. Các quy định về chế độ báo cáo còn thiếu đồng bộ, gây khó khăn, lúng túng trong việc tổng hợp, thông tin, số liệu.
Vẫn còn tình trạng một số đơn vị yêu cầu báo cáo cùng một nội dung, có tình trạng báo cáo trùng lặp, dẫn đến công tác báo cáo chiếm quá nhiều thời gian làm việc, giảm năng suất, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
Vì thế, để đổi mới cách làm, nâng cao hiệu quả, loại bỏ các nội dung báo cáo trùng lặp không cần thiết, đồng thời tăng cường chất lượng tham mưu tổng hợp, thúc đẩy hoạt động phân tích dữ liệu phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, Bộ trưởng Bộ TT&TT vừa yêu cầu các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong ngành TT&TT quán triệt nguyên tắc và tập trung thực hiện một số nhiệm vụ.
Cụ thể, về nguyên tắc chung, Bộ TT&TT yêu cầu, phải thống nhất bộ chỉ tiêu số liệu thống kê, khung mẫu báo cáo định kỳ phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà nước trong ngành TT&TT xuyên suốt từ trung ương đến địa phương.
Thống nhất các cơ quan đầu mối tổng hợp, lưu trữ, chia sẻ các thông tin báo cáo của ngành, đảm bảo các số liệu thống kê, báo cáo theo định kỳ chỉ cần cung cấp một lần cho một cơ quan đầu mối.
Cùng với đó, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong thực hiện chế độ báo cáo, chuyển dần từ báo cáo bằng văn bản sang báo cáo điện tử, xây dựng cơ sở dữ liệu báo cáo của ngành TT&TT.
Căn cứ vào các nội dung số liệu thống kê, báo cáo định kỳ, Văn phòng và các cơ quan, đơn vị chức năng thuộc Bộ TT&TT có trách nhiệm chia sẻ, khai thác thông tin báo cáo theo quy định, xây dựng các báo cáo phục vụ công tác quản lý nhà nước của Bộ TT&TT.
Ngoài các số liệu thống kê, báo cáo theo định kỳ được thống nhất tại điểm 1 Mục 1 của Chỉ thị 63 và các báo cáo đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp ngành TT&TT chỉ có trách nhiệm báo cáo đột xuất khi có chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ TT&TT.
Xây dựng Trung tâm chỉ đạo, điều hành của Bộ TT&TT
Cũng tại Chỉ thị 63 mới ban hành, Bộ TT&TT đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; các Sở TT&TT và các tổ chức, doanh nghiệp trong ngành TT&TT.
Theo đó, một trong những nhiệm vụ Văn phòng Bộ TT&TT được giao là phối hợp với các Cục: Tin học hóa, Bưu điện Trung ương, An toàn thông tin và Trung tâm Thông tin cùng các đơn vị liên quan xây dựng Trung tâm chỉ đạo, điều hành của Bộ TT&TT, hướng tới việc thu thập số liệu thống kê, báo cáo định kỳ theo hình thức trực tuyến.
Trung tâm này sẽ kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo của các đơn vị trong ngành, Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ, Hệ thống thông tin báo cáo của các đơn vị thuộc Bộ TT&TT để chia sẻ, khai thác hiệu quả dữ liệu báo cáo trong công tác quản lý nhà nước, ra quyết định.
Bộ TT&TT cũng yêu cầu các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và các Sở TT&TT phối hợp với Văn phòng Bộ trong việc thống nhất, xây dựng, rà soát trình Lãnh đạo Bộ ban hành, chỉnh sửa, bổ sung bộ tiêu chí thống kê, khung mẫu báo cáo định kỳ; thống nhất đầu mối tổng hợp, lưu trữ, chia sẻ các thông tin báo cáo của ngành TT&TT đối với từng loại dữ liệu khác nhau…
Các tổ chức, doanh nghiệp trong ngành TT&TT phải thực hiện cập nhật nội dung số liệu thống kê, báo cáo định kỳ theo quy định.
Hệ thống thông tin (HTTT) báo cáo quốc gia và Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã được khai trương, đi vào hoạt động từ ngày 19/8. Đây là địa chỉ cung cấp các nguồn thông tin, dữ liệu phục vụ sự chỉ đạo, điều hành thường xuyên, liên tục của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, thành viên Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương.